1. Khi cuộc sống đem đến cho bạn những phần quà quá hậu hĩnh, hãy lập tức nghi ngờ. Bởi chiếc bánh cuộc đời chúng ta có được không tự dưng xuất hiện. Hãy đặt ra cho mình câu hỏi: ai đem bột, ai có đường, ai nặn nhân, ai nhào bánh?
Cái bánh đó do dâu mà có, và từ đó sẽ về đâu? Hãy ngần ngại nhận lãnh khi chúng ta không thể trả lời các câu hỏi trên, hoặc những câu tự trả lời không có một chữ "tôi" nào trong đó. Chúng ta không hề góp công, vậy phần chung hưởng làm sao có được và nếu có được là khi ta đã lấy đi cái phần bánh lẽ ra là của người khác.
Biết ngần ngại thụ hưởng trước những gì không tự mình làm ra, bạn đã tiết kiệm được 1/3 quãng đời cho cái gọi là "hối tiếc". Có những tham lam mang đến cho chúng ta hạnh phúc và thanh thản. Ví dụ như: tham lam kiến thức, tham lam học hỏi, tham lam nghiên cứu, tham lam phụng sự... nhưng có những cái tham lam sẽ lấy đi ở chúng ta lòng tự trọng, danh dự và cả niềm vui sống...
2. Khi cuộc sống của bạn gặp quá nhiều trắc trở, khi bạn cảm thấy hình như cuộc sống đó không được công bằng đối với mình, xin hãy bình tĩnh tìm hiểu chính bản thân thay vì lên tiếng trách móc cuộc sống. Công việc "tự tra vấn" chắc chắn ngàn lần khó khăn hơn việc "đổ lỗi", thế nhưng nó sẽ tránh cho bạn không tiếp tục sai lầm. Không vô cớ mà người ta đã tổng kết: gieo tính cách sẽ gặt số phận.
Cũng có nhiều khi qua tự thẩm định, bạn sẽ có câu trả lời cho mọi trắc trở mà mình gặp. Hoặc nếu không, bạn cũng cho mình cơ hội "tự khám phá": Khám phá những khả năng tiềm ẩn, những khuyết điểm hay mắc phải, khám phá chính hoài bão và ước mơ của mình... Công việc này có thể đem đến nhiều lời giải tốt cho bài toán cuộc sống của bạn trong tương lai nhưng nó không đồng nghĩa đó là những lời giải vui sướng. Quá trình "tự khám phá" là một quá trình nhọc nhằn và nhiều đau đớn. Bởi ở đó, bạn phải là một "quan tòa công minh" với chính bản thân, là một "bác sĩ giải phẫu" lạnh lùng với tính cách của mình và là một "ông thầy nghiêm khắc" với chính tư tưởng của mình.
Ngay cả khi đã đi đến tận cùng của sự phân tích, bạn vẫn nhận ra cuộc sống của mình gập ghềnh hơn, khó khăn hơn người khác, xin hãy tự nhủ rằng: Gian nan của tuổi trẻ hôm nay sẽ là bài học thành công cho ngày mai và sẽ là sự thanh nhàn khi tuổi già đến. Cái giá của cuộc sống là điều mà ai cũng phải trả. Vậy nếu bạn được trả trong giai đoạn còn đầy sức khỏe, nghị lực lẫn thời gian tvẫn tốt hơn là phải trả khi đã bước vào buổi hoàng hôn của đời mình.
3. Khi còn nhỏ, mỗi lần té ngã, chúng ta thường khóc rất to. Tiếng khóc đó không hoàn toàn chỉ biểu lộ sự đau đớn, nó còn muốn ám thị cho mọi người: chúng ta cần giúp đỡ! Nhưng khi chúng ta trưởng thành, trước mỗi vấp ngã mà mình không thể tránh khỏi thường chúng ta thích che giấu. Đó là một suy nghĩ chưa đúng. Cô đơn trong thất bại thường không đem đến sự phục hồi mà nó gặm nhấm và làm tan vỡ mọi ý chí của chúng ta.
Hãy minh bạch với thất bại và chia sẻ những suy nghĩ trung thực về thất bại của mình với những người thân hay người bạn tin cậy. Đón nhận từ họ hơi ấm của sự tin tưởng và đồng cảm. Họ không thể đưa đến ngay lập tức cho chúng ta những giải pháp tháo gỡ thất bại hoặc giúp ta tạo ngay thành công, nhưng từ bàn tay thân ái, từ những an ủi mà họ đem đến trong sự chân thành, chúng ta tự mình có thể gượng đứng lên trong đổ nát, mất mát và xây dựng.
Tương tự như thế, chúng ta cũng đừng bao giờ quay lưng lại với những người thất bại, đừng bao giờ ngay cả khi họ từ chối chúng ta.
1. Khi cuộc sống đem đến cho bạn những phần quà quá hậu hĩnh, hãy lập tức nghi ngờ. Bởi chiếc bánh cuộc đời chúng ta có được không tự dưng xuất hiện. Hãy đặt ra cho mình câu hỏi: ai đem bột, ai có đường, ai nặn nhân, ai nhào bánh?
Cái bánh đó do dâu mà có, và từ đó sẽ về đâu? Hãy ngần ngại nhận lãnh khi chúng ta không thể trả lời các câu hỏi trên, hoặc những câu tự trả lời không có một chữ "tôi" nào trong đó. Chúng ta không hề góp công, vậy phần chung hưởng làm sao có được và nếu có được là khi ta đã lấy đi cái phần bánh lẽ ra là của người khác.
Biết ngần ngại thụ hưởng trước những gì không tự mình làm ra, bạn đã tiết kiệm được 1/3 quãng đời cho cái gọi là "hối tiếc". Có những tham lam mang đến cho chúng ta hạnh phúc và thanh thản. Ví dụ như: tham lam kiến thức, tham lam học hỏi, tham lam nghiên cứu, tham lam phụng sự... nhưng có những cái tham lam sẽ lấy đi ở chúng ta lòng tự trọng, danh dự và cả niềm vui sống...
2. Khi cuộc sống của bạn gặp quá nhiều trắc trở, khi bạn cảm thấy hình như cuộc sống đó không được công bằng đối với mình, xin hãy bình tĩnh tìm hiểu chính bản thân thay vì lên tiếng trách móc cuộc sống. Công việc "tự tra vấn" chắc chắn ngàn lần khó khăn hơn việc "đổ lỗi", thế nhưng nó sẽ tránh cho bạn không tiếp tục sai lầm. Không vô cớ mà người ta đã tổng kết: gieo tính cách sẽ gặt số phận.
Cũng có nhiều khi qua tự thẩm định, bạn sẽ có câu trả lời cho mọi trắc trở mà mình gặp. Hoặc nếu không, bạn cũng cho mình cơ hội "tự khám phá": Khám phá những khả năng tiềm ẩn, những khuyết điểm hay mắc phải, khám phá chính hoài bão và ước mơ của mình... Công việc này có thể đem đến nhiều lời giải tốt cho bài toán cuộc sống của bạn trong tương lai nhưng nó không đồng nghĩa đó là những lời giải vui sướng. Quá trình "tự khám phá" là một quá trình nhọc nhằn và nhiều đau đớn. Bởi ở đó, bạn phải là một "quan tòa công minh" với chính bản thân, là một "bác sĩ giải phẫu" lạnh lùng với tính cách của mình và là một "ông thầy nghiêm khắc" với chính tư tưởng của mình.
Ngay cả khi đã đi đến tận cùng của sự phân tích, bạn vẫn nhận ra cuộc sống của mình gập ghềnh hơn, khó khăn hơn người khác, xin hãy tự nhủ rằng: Gian nan của tuổi trẻ hôm nay sẽ là bài học thành công cho ngày mai và sẽ là sự thanh nhàn khi tuổi già đến. Cái giá của cuộc sống là điều mà ai cũng phải trả. Vậy nếu bạn được trả trong giai đoạn còn đầy sức khỏe, nghị lực lẫn thời gian tvẫn tốt hơn là phải trả khi đã bước vào buổi hoàng hôn của đời mình.
3. Khi còn nhỏ, mỗi lần té ngã, chúng ta thường khóc rất to. Tiếng khóc đó không hoàn toàn chỉ biểu lộ sự đau đớn, nó còn muốn ám thị cho mọi người: chúng ta cần giúp đỡ! Nhưng khi chúng ta trưởng thành, trước mỗi vấp ngã mà mình không thể tránh khỏi thường chúng ta thích che giấu. Đó là một suy nghĩ chưa đúng. Cô đơn trong thất bại thường không đem đến sự phục hồi mà nó gặm nhấm và làm tan vỡ mọi ý chí của chúng ta.
Hãy minh bạch với thất bại và chia sẻ những suy nghĩ trung thực về thất bại của mình với những người thân hay người bạn tin cậy. Đón nhận từ họ hơi ấm của sự tin tưởng và đồng cảm. Họ không thể đưa đến ngay lập tức cho chúng ta những giải pháp tháo gỡ thất bại hoặc giúp ta tạo ngay thành công, nhưng từ bàn tay thân ái, từ những an ủi mà họ đem đến trong sự chân thành, chúng ta tự mình có thể gượng đứng lên trong đổ nát, mất mát và xây dựng.
Tương tự như thế, chúng ta cũng đừng bao giờ quay lưng lại với những người thất bại, đừng bao giờ ngay cả khi họ từ chối chúng ta.
1. Khi cuộc sống đem đến cho bạn những phần quà quá hậu hĩnh, hãy lập tức nghi ngờ. Bởi chiếc bánh cuộc đời chúng ta có được không tự dưng xuất hiện. Hãy đặt ra cho mình câu hỏi: ai đem bột, ai có đường, ai nặn nhân, ai nhào bánh?
Cái bánh đó do dâu mà có, và từ đó sẽ về đâu? Hãy ngần ngại nhận lãnh khi chúng ta không thể trả lời các câu hỏi trên, hoặc những câu tự trả lời không có một chữ "tôi" nào trong đó. Chúng ta không hề góp công, vậy phần chung hưởng làm sao có được và nếu có được là khi ta đã lấy đi cái phần bánh lẽ ra là của người khác.
Biết ngần ngại thụ hưởng trước những gì không tự mình làm ra, bạn đã tiết kiệm được 1/3 quãng đời cho cái gọi là "hối tiếc". Có những tham lam mang đến cho chúng ta hạnh phúc và thanh thản. Ví dụ như: tham lam kiến thức, tham lam học hỏi, tham lam nghiên cứu, tham lam phụng sự... nhưng có những cái tham lam sẽ lấy đi ở chúng ta lòng tự trọng, danh dự và cả niềm vui sống...
2. Khi cuộc sống của bạn gặp quá nhiều trắc trở, khi bạn cảm thấy hình như cuộc sống đó không được công bằng đối với mình, xin hãy bình tĩnh tìm hiểu chính bản thân thay vì lên tiếng trách móc cuộc sống. Công việc "tự tra vấn" chắc chắn ngàn lần khó khăn hơn việc "đổ lỗi", thế nhưng nó sẽ tránh cho bạn không tiếp tục sai lầm. Không vô cớ mà người ta đã tổng kết: gieo tính cách sẽ gặt số phận.
Cũng có nhiều khi qua tự thẩm định, bạn sẽ có câu trả lời cho mọi trắc trở mà mình gặp. Hoặc nếu không, bạn cũng cho mình cơ hội "tự khám phá": Khám phá những khả năng tiềm ẩn, những khuyết điểm hay mắc phải, khám phá chính hoài bão và ước mơ của mình... Công việc này có thể đem đến nhiều lời giải tốt cho bài toán cuộc sống của bạn trong tương lai nhưng nó không đồng nghĩa đó là những lời giải vui sướng. Quá trình "tự khám phá" là một quá trình nhọc nhằn và nhiều đau đớn. Bởi ở đó, bạn phải là một "quan tòa công minh" với chính bản thân, là một "bác sĩ giải phẫu" lạnh lùng với tính cách của mình và là một "ông thầy nghiêm khắc" với chính tư tưởng của mình.
Ngay cả khi đã đi đến tận cùng của sự phân tích, bạn vẫn nhận ra cuộc sống của mình gập ghềnh hơn, khó khăn hơn người khác, xin hãy tự nhủ rằng: Gian nan của tuổi trẻ hôm nay sẽ là bài học thành công cho ngày mai và sẽ là sự thanh nhàn khi tuổi già đến. Cái giá của cuộc sống là điều mà ai cũng phải trả. Vậy nếu bạn được trả trong giai đoạn còn đầy sức khỏe, nghị lực lẫn thời gian tvẫn tốt hơn là phải trả khi đã bước vào buổi hoàng hôn của đời mình.
3. Khi còn nhỏ, mỗi lần té ngã, chúng ta thường khóc rất to. Tiếng khóc đó không hoàn toàn chỉ biểu lộ sự đau đớn, nó còn muốn ám thị cho mọi người: chúng ta cần giúp đỡ! Nhưng khi chúng ta trưởng thành, trước mỗi vấp ngã mà mình không thể tránh khỏi thường chúng ta thích che giấu. Đó là một suy nghĩ chưa đúng. Cô đơn trong thất bại thường không đem đến sự phục hồi mà nó gặm nhấm và làm tan vỡ mọi ý chí của chúng ta.
Hãy minh bạch với thất bại và chia sẻ những suy nghĩ trung thực về thất bại của mình với những người thân hay người bạn tin cậy. Đón nhận từ họ hơi ấm của sự tin tưởng và đồng cảm. Họ không thể đưa đến ngay lập tức cho chúng ta những giải pháp tháo gỡ thất bại hoặc giúp ta tạo ngay thành công, nhưng từ bàn tay thân ái, từ những an ủi mà họ đem đến trong sự chân thành, chúng ta tự mình có thể gượng đứng lên trong đổ nát, mất mát và xây dựng.
Tương tự như thế, chúng ta cũng đừng bao giờ quay lưng lại với những người thất bại, đừng bao giờ ngay cả khi họ từ chối chúng ta.
Nguồn:Tuổi trẻ Online
Không có nhận xét nào: